PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo: Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm, uống hết lại cầm vỏ đi ra quầy thuốc để mua… có thể gây hậu quả khôn lường

Jul,17,2025 10:22:05

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo: Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm, uống hết lại cầm vỏ đi ra quầy thuốc để mua… có thể gây hậu quả khôn lường

Điều làm vị bác sĩ này băn khoăn nhất là việc bệnh nhân đã tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm qua mà không có sự chỉ định rõ ràng nào.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch, vừa có một bài đăng đáng chú ý trên trang cá nhân, cảnh báo về thói quen tự ý sử dụng thuốc của không ít bệnh nhân hiện nay. Theo đó, PSG.TS Nguyễn Lân Hiếu đã có một ca khám cho một bệnh nhân nữ, bệnh nhân này tự cho rằng mình mắc bệnh tim lâu năm. Dù tất cả các xét nghiệm, bao gồm cả nghiệm pháp gắng sức, cho thấy trái tim của bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng điều làm ông băn khoăn nhất lại là việc bệnh nhân này đã tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm qua mà không có sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ.

Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc suốt 10 năm mà không có chỉ định của bác sĩ

Cách đây khoảng 10 năm, cô bệnh nhân này đã đến khám tại một phòng mạch của một bác sĩ tim mạch nổi tiếng. Tuy nhiên, sau khi giấy tờ mất hết, cô chỉ nhớ rằng mình bị bệnh tim và đã tự ý dùng một viên thuốc mà bác sĩ đã kê cho cô từ trước đó. Kể từ đó, cô đã mua thuốc mà không cần đơn, chỉ đơn giản là cầm vỏ thuốc đi mua mỗi khi hết.

Mặc dù trong đợt khám này, cô không có triệu chứng gì cụ thể, nhưng nghe nói về một bác sĩ tim giỏi, cô đã quyết định tìm đến để kiểm tra sức khỏe. Khi được hỏi về loại thuốc cô đang dùng, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã rất lo lắng khi phát hiện đó là Dogmatil (Sulpiridide), một loại thuốc chống lo âu, không nên sử dụng kéo dài. Việc lệ thuộc vào thuốc sau 10 năm sử dụng mà không có sự giám sát y tế là một điều đáng báo động.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo: Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm, uống hết lại cầm vỏ đi ra quầy thuốc để mua… có thể gây hậu quả khôn lường

Bài đăng của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu trên trang cá nhân

Từ trường hợp đáng tiếc này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đã đưa ra một số bài học quan trọng mà mọi người cần lưu ý:1. Đọc kỹ đơn thuốc: Người bệnh cần phải đọc kỹ đơn thuốc và không nên cầm vỏ thuốc đi mua lại. Đơn thuốc của bác sĩ sẽ ghi rõ thời gian sử dụng và lịch tái khám. Nếu không có chỉ định rõ ràng, trách nhiệm sẽ thuộc về bác sĩ, nhưng nếu tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn, người bệnh sẽ phải tự chịu hậu quả.2. Khám định kỳ: Nếu không có triệu chứng và không cần tái khám mà vẫn tiếp tục uống thuốc, khả năng cao là người bệnh không có bệnh. Việc tìm cách chẩn đoán chính xác là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe.

3. Tìm hiểu về thuốc: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian dài, người bệnh nên tìm hiểu thông tin qua các nguồn đáng tin cậy, như Google hoặc các ứng dụng hỗ trợ y tế. Nếu cha mẹ đã quá lớn tuổi và không biết cách kiểm tra thuốc, con cái nên dành vài phút để giúp đỡ họ.

Tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có suy thận

Cũng về vấn đề này,PGS.TS. Trần Thị Thu Vân, Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, hiện nay nhiều người dân có xu hướng tự ý sử dụng thuốc tại nhà để chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thói quen này dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo: Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm, uống hết lại cầm vỏ đi ra quầy thuốc để mua… có thể gây hậu quả khôn lường

Thận là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng lọc và đào thải chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi đưa thuốc vào cơ thể, dù sử dụng theo đường uống, tiêm, bôi ngoài da, đều được hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ qua thận. Vì vậy, tự ý sử dụng thuốc tại nhà không đúng chỉ định - đặc biệt là một số thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến thận và thuốc do thải trừ kém gây lắng đọng - sẽ tác động tiêu cực đến chức năng hoạt động của thận.‏‏Theo ước tính, khoảng 20% trường hợpsuy thận cấp, có nguyên nhân liên quan tới thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, lú lẫn, khó thở, sưng phù ở chân/bàn chân do giữ nước, tiểu ít… ‏‏Ngoài những hậu quả trên thận, việc tự ý điều trị tại nhà còn tiềm ẩn nguy cơ tự chẩn đoán sai tình trạng bệnh, dẫn tới bệnh càng trở nặng. Bên cạnh đó, cả thuốc tây y và đông y đều có khả năng gây tác dụng không mong muốn hoặctương tác thuốcbất lợi mà người bệnh không thể lường trước.

Việc tự ý sử dụng thuốc không chỉ có thể gây hại cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác. Mỗi người cần phải có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình, từ việc đọc kỹ đơn thuốc đến việc tìm hiểu về các loại thuốc đang sử dụng. Hãy nhớ rằng, sức khỏe là tài sản quý giá nhất, và việc chăm sóc nó cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.

Trang Đào

By: Nguồn cafebiz.vn

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cảnh báo: Bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc trong suốt 10 năm, uống hết lại cầm vỏ đi ra quầy thuốc để mua… có thể gây hậu quả khôn lường - TIN TỨC