4 đặc điểm dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai
Chiều cao của con trẻ luôn là một vấn đề được cha mẹ quan tâm vì sở hữu một chiều cao tốt sẽ là lợi thế cho trẻ trong việc học tập, vui chơi. Trong điều kiện sống tốt như hiện nay, những đứa trẻ có cơ hội được hấp thụ dinh dưỡng và có môi trường thích hợp để phát triển tối ưu về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là 4 bộ phận có thể dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai, các bố mẹ có thể tham khảo.
Yếu tố dự đoán chiều cao của trẻKích thước bàn chân
Có một công thức tính toán sơ bộ cho chiều cao và chiều dài bàn chân được nhiều người áp dụng như sau: chiều cao người lớn = chiều dài bàn chân 13 tuổi (cm) x 7 ± 3 cm.
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, phần lớn những người có chiều cao khủng thì bàn chân sẽ có xu hướng lớn hơn và ngược lại. Điều này là bởi bàn chân là điểm tựa của cơ thể con người, bàn chân chịu toàn bộ sức nặng nên kích thước bàn chân sẽ bị ảnh hưởng bởi chiều cao. Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát những thay đổi ở bàn chân của con mình, nếu bàn chân to hơn bàn chân của trẻ cùng tuổi nghĩa là sau này trẻ sẽ phát triển rất cao, nếu bàn chân của trẻ ngắn hơn về cơ bản sẽ có chiều cao trung bình.
Cánh tay dài
Ngoài chân thì tay cũng là một bộ phận mà các bậc phụ huynh có thể dùng đó để làm “thước đo” dự đoán chiều cao của trẻ sau này.
Khi bé được khoảng 5 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể quan sát cánh tay của trẻ, nếu cánh tay dài và thon thì chắc chắn trẻ sau này sẽ cao. Khi để cánh tay ở trạng thái duỗi thẳng, lòng bàn tay mở ra, nếu cánh tay của bé dài thì điều đó sẽ phản ánh rằng bé có thể có chiều cao vượt trội so với các bạn bè của bé.
Các khớp lớn hơn
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tình trạng của các khớp trên cơ thể trẻ cũng liên quan đến mức độ phát triển chiều cao, chỉ cần khớp đủ dày thì cơ hội cao thêm trong tương lai của trẻ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Là chỗ dựa của xương, các khớp sử dụng sức mạnh tương đối lớn và chịu áp lực tương đối lớn. Khi các khớp lớn, điều đó cho thấy tiềm năng phát triển của xương sau này cũng lớn hơn, đến một mức độ nào đó thì chiều cao cũng sẽ cao hơn.
Ảnh minh họa.Bắp chân dài
Trên cơ thể phần chân sẽ chiếm phần nhiều chiều cao của cơ thể chúng ta, thế nên việc trẻ nhỏ có tỷ lệ phần chân nhiều hơn so với toàn bộ cơ thể thì khả năng sau này bé phát triển vượt bậc là một điều có thể xảy ra.
Khi trẻ lớn lên khoảng 4 tuổi, tỷ lệ cơ thể về cơ bản đã được hoàn thiện, cha mẹ có thể dựa vào tỷ lệ cơ thể của trẻ để xem trẻ có thể cao thêm hay không. Thông thường những trẻ có phần xương ống chân dài và mảnh mai hơn trẻ cùng độ tươi sẽ có xu hướng cao hơn trong tương lai.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể sử dụng phương pháp nhân đôi chiều cao để dự đoán chiều cao của trẻ trong tương lai. Khi trẻ được tròn 2 tuổi, phụ huynh nên đo chiều cao của con và nhân đôi chiều cao đó lên. Ví dụ: Nếu con gái cao 87cm khi bé 2 tuổi, thì có thể bé sẽ cao khoảng 174cm khi trưởng thành.
Ngoài ra, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng con gái thường phát triển nhanh hơn con trai. Do đó, bạn có thể có được con số dự đoán chính xác hơn cho con gái mình bằng cách sử dụng chiều cao của cô bé lúc 18 tháng.
Ảnh minh họa.Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻCung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu, sau khi sinh, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa, ít sữa thì cần xin ý kiến từ những chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa công thức tốt nhất cho con của mình.
Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và dưỡng chất như: Canxi, mangan, DHA, kẽm, Magie,...
Bên cạnh đó, việc trẻ có tăng chiều cao hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào “sụn phát triển” hay còn được gọi là quá trình cốt hoá. Để quá trình này diễn ra tốt hơn cần bổ sung các chất như: vitamin D, K2, Osteocalcin, Calcitriol,...
Ảnh minh họa.Cho trẻ vận động nhiều hơn
Tập thể dục là phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả ở trẻ. Đảm bảo cho trẻ vận động vừa đủ, hoạt động ngoài trời nhiều hơn để nâng cao vóc dáng, đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Một số môn thể thao giúp thúc đẩy chiều cao gồm có bóng rổ, bơi lội, nhảy dây,....
Nghỉ ngơi hợp lý
Việc để cho bé có thời gian ngủ một cách hợp khoa học là một điều vô cùng cần thiết ngoài hai yếu tố trên. Khi chúng ta ngủ thì cơ thể sẽ tiết ra hormon tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và tăng chiều cao. Cho nên một giấc ngủ đủ và sâu giấc rất quan trọng để giúp người độ tuổi phát triển tăng chiều cao tối ưu.
--> Uống sữa có thực sự giúp trẻ tăng chiều cao?
Phương Anh (Theo Aboluowang)
By: Nguồn giadinhonline.vn